13/10/11

Quá trình hình thành vận tải container


1. Quá trình hình thành vận tải container trên thế giới
Từ thời xưa, người La Mã đã biết sử dụng các thùng chứa hàng lớn có thể dùng được nhiều lần để xếp dỡ lên tàu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình hình thành vận tải container chỉ bắt đầu từ trước chiến tranh thế giới lần thứ 2. Hiện cũng có nhiều tài liệu khác nhau nói về lịch sử phát triển của phương pháp chuyên chở container. Do vậy, người ta khó có thể xác định chính xác thời điểm xuất hiện chiếc container đầu tiên. Chỉ có thể tạm thời phân chia sự phát triển của container ra làm bốn giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ trước chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến năm 1955.
Trong giai đoạn này, một số nước bắt đầu thí nghiệm việc sử dụng các container loại nhỏ vào chuyên chở trong vận tải đường sắt. Lúc bấy giờ, container có cơ cấu và công dụng không giống hiện nay. Khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, một số nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Liên Xô đã tiếp tục mở rộng phạm vi sử dụng container trong chuyên chở hàng hóa. Đến chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ đã sử dụng khá rộng rãi container để chuyên chở vũ khí và vật liệu chiến tranh. Có thể nói, một trong những ý đồ để tiến tới container hóa là việc phát triển và sử dụng thùng Conex (Conex box) của Hải quân Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2. Conex box là một thùng tiêu chuẩn 6 foot, được coi là tiền thân cho những chiếc container hiện đại sau này. Trong những năm 50, có tới 100.000 chiếc thùng conex được sử dụng. Đồng thời, phạm vi sử dụng container cũng được mở rộng sang các phương thức vận tải khác như đường biển và đường ô tô.Tuy nhiên, phương pháp chuyên chở container cũng mới chỉ áp dụng trong vận tải nội địa và sử dụng container loại nhỏ và trung bình(trọng tải dưới 5 tấn, dung tích 1-3m).
Nguồn: VietMarine.Net

+ Giai đoạn 2: từ năm 1956-1966
Có thể nói, giai đoạn 2 là thời kì bắt đầu cuộc cách mạng container trong chuyên chở hàng hóa. Đây là thời kì bắt đầu áp dụng container trong chuyên chở đường biển quốc tế, là thời kì xuất hiện tàu container. Chiếc tàu đầu tiên sử dụng để chuyên chở container là các tàu dầu được thay đổi của công ty Sealand Service Inc. Thực chất đây là các tàu bán container chỉ chạy các tuyến nội địa trong phạm vi nước Mỹ. Sau đó, Sealand cho đóng chiếc tàu container chuyên dụng đầu tiên và đã được vận hành vào năm 1957. Đồng thời, chuyên chở container tại các nước Châu Âu trong giai đoạn này cũng phát triển với tốc độ nhanh. Năm 1955, các nước Châu Âu đã khai thác trên 152.000 chiếc container các loại, đến năm 1960, số lượng này đã lên tới 282.000 chiếc, tuy nhiên chủ yếu là container loại nhỏ và trung bình. Phải cho đến những năm 1960, container loại lớn mới được các nước Châu Âu phát triển sử dụng. Một số tuyến vận tải container đầu tiên nối Bắc Mỹ và Châu Âu đã được đưa vào khai thác vào những năm cuối thập kỉ 60. Một sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã lần đầu tiên công bố tiêu chuẩn container loại lớn vào năm 1964. Một số tiêu chuẩn quốc tế quy định cụ thể về từ ngữ, kí mã hiệu, kích thước, yêu cầu thiết kế, phương pháp thử nghiệm cho container cũng đã được đưa ra.

+ Giai đoạn 3: từ năm 1967-1980
Giai đoạn này có vài đặc điểm nổi bật:
* Container theo tiêu chuẩn của ISO đã được áp dụng khá phổ biến.
* Hình thành hệ thống vận tải container bao gồm cả vận tải đường sắt, đường bộ, tại nhiều nước khác nhau.
* Số lượng container loại lớn, lượng tàu container chuyên dụng cũng như thiết bị xếp dỡ container tăng khá nhanh.
* Một số tuyến buôn bán quốc tế đã được container hóa cao như các tuyến nối Bắc Mỹ và Châu Âu, Nhật Bản và Australia.
* Nhiều cảng biển, ga đường sắt, thích hợp cho chuyên chở container và phục vụ vận tải container đã được hình thành.
* Một phương pháp vận tải mới-vận tải đa phương thức đã bắt đầu được nghiên cứu phát triển.
Nguồn: VietMarine.Net

Cho đến năm 1977, trên thế giới đã có tới 38 tuyến container nối bờ biển Đông-Tây và các cảng vùng hồ lớn của Mỹ với hơn 100 cảng khác trên thế giới. Có thể nói, giai đoạn 3 là thời kì phát triển khá nhanh và rộng rãi của vận tải container. Cho đến giữa những năm 1970, vận tải container chuyển sang thời kì ngày càng hòan thiện về kỹ thuật, tổ chức và đạt kết quả kinh tế cao.

+ Giai đoạn 4: từ năm 1981 đến nay.
Đây được coi là giai đoạn hoàn thiện và phát triển sâu của hệ thống vận tải container với việc sử dụng container ở hầu hết các cảng biển trên thế giới. Tàu chuyên dụng chở container được đóng to hơn với trọng tải lên tới 6.000 TEU. Trong hầm tàu, container được xếp thành 10-12 tầng, cao 8-9 lớp, trên boong tàu, container được xếp tới 4 lớp với 13-16 hàng. Các trang thiết bị để phục vụ tàu container cỡ lớn này được phát triển có tầm với dài hơn(trên 40m kể từ mép cầu tàu. Giai đoạn này cũng là thời kỳ container được vận chuyển đa phương thức. Cũng phải nhắc tới một xu hướng phổ biến trong những năm đầu thập kỷ 90 là sự liên minh sát nhập của các công ty container lớn trên thế giới, đánh dấu sự thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài và tăng năng lực cạnh tranh. Một số mốc phát triển chính trong giai đoạn này có thể kể ra như sau:
* Năm 1981: cảng Rotterdam trở thành cảng container lớn nhất thế giới thay cho cảng New York.
* Năm 1984: công ty Evergreen bắt đầu kinh doanh tuyến toàn cầu.
* Năm 1987: công ty DSR-Senator bắt đầu kinh doanh tuyến tòan cầu.
* Năm 1988: chiếc tàu container Panamax đầu tiên đã được đóng cho công ty APL của Mỹ.
* Năm 1990: công ty thuê mua container lớn nhất thế giới là Genstar mua Năm 1990: công ty thuê mua container lớn nhất thế giới là Genstar mua lại một số công ty cho thuê container nhỏ khác.
*Năm 1991: Sealand và Maersk hợp nhất tuyến thái Bình Dương.
*Năm 1993: lượng container thông qua toàn thế giới lần đầu tiên vượt mức 100 triệu TEU.
*Năm 1994: lượng container thông qua cảng Hongkong và Singapore vượt qua con số 10 triệu TEU. Trong năm này, đội tàu container trên thế giới đã đạt 5175 tàu với tổng trọng tải 4,1 triệu TEU. Đến năm 1998, số lượng tàu container đã tăng hơn 15%, tổng trọng tải cũng tăng hơn 32%.

2. Quá trình hình thành vận tải container tại Việt Nam
Ngay từ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển ngành vận tải biển với mục tiêu chi viện tối đa cho cách mạng miền nam
Vào năm 1970, Nhà nước thành lập công ty vận tải biển Việt Nam để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Tính đến năm 1980, cả nước có 3 công ty tàu là Vosco, Vietcoship, Vitranschart cộng thêm một công ty môi giới và thuê tàu biển Vietfracht.
Thêm vào đó, những ưu việt trong quy trình vận chuyển hàng hoá bằng Container đã làm cho lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tăng lên đột biến vượt qua mọi dự đoán của ngành hàng hải cũng như của mọi tổ chức nghiên cứu quốc tế. Với nhu cầu cần hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thì Việt Nam không thể tiếp tục đứng ngoài cuộc.
Vào năm 1988, một liên doanh giữa phía Việt Nam (Tổng công ty hàng hải VN) và Pháp (CGM – Company general maritime ) thành lập hãng Gemartrans (General Maritime Transportation Company), đây là một liên doanh vận chuyển Container đầu tiên ở Việt Nam. Nhưng do đây là loại hình dịch vụ mới, các chủ hàng chưa quen cũng như điều kiện kinh tế lúc bấy giờ nên sản lượng không đáng kể. Năm 1990 xuất hiện liên doanh sản xuất vỏ Container của Hàn Quốc với UBND quận 10 TP HCM. Tới thời điểm này, đôi tàu Container có 9 chiếc trực tiếp do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam quản lý với tổng trọng tải 94.637 DWT (6.106 TEU) hiện hoạt động chủ yếu thu gom và trả hàng xuất nhập khẩu hàng nội địa dọc theo các cảng chính của Việt Nam (Hải Phòng - Đà Nẵng – Quy Nhơn – TP HCM – Cần Thơ) và giữa Việt nam với Singapore, Hồng Kông, Nam Triều Tiên, Philipine, Malaisia,… (Feeder Service) để từ đó các tàu của các hãng nước ngoài vận chuyển tiếp đi các nơi khác như tuyến châu Âu, Đông Bắc Á…
Bảng số liệu sau đây thể hiện mức độ tăng trưởng về sản lượng container của Việt Nam so với một số nước trong khu vực giai đoạn từ năm 1990-2000 và dự báo cho tương lai gần năm 2005.

Bảng 3 Tốc độ tăng trưởng sản lượng Container (triệu TEU)

Nước19901991199219931994199520002005
Việt Nam0.030.060.150.270.420.651.43.5
Trung Quốc1.31.722.112.633.334.28.8317.6
Hồng Kông4.25.747.59.210.1511.1418.3323.25
Đài Loan3.24.125.186.87.658.9414.3925.04

Nguồn: Review of Maritime Transport 1998 (UN)

0 comments:

Đăng nhận xét

Xúc tiến thương mại

Tin kinh tế

Hãng tàu container

Giao nhận vận tải quốc tế

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: toantidviko@gmail.com