19/9/11

Logistics và kinh doanh logistics

Sưu tầm

Logistics là một chuỗi dịch vụ về giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hoá tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn luôn sẵn sàng trong trạng thái có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được. Chính vì vậy, nói tới logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ. Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung ứng dịch vụ logistics sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá (nguyên liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm), cũng như chi phí dịch vụ logistics. 

 Theo quy định của Luật Thương mại 2005, Chính phủ phải quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Được biết, Bộ Thương mại đang phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải xây dựng Nghị định “Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics”.
Trên thực tế, logistics là một chuỗi hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng hàng hoá "từ cửa tới cửa" của DN, do đó có phạm vi hoạt động xuyên suốt toàn bộ quá trình lưu thông và phân phối hàng hóa.
Doanh nghiệp phải lớn mới có thể kinh doanh

Nhiều năm qua, ngành logistics được Chính phủ bảo hộ. Tuy nhiên, theo cam kết gia nhập WTO, VN sẽ phải để các DN nước ngoài thiết lập các DN liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 49 - 51%, để thực hiện kinh doanh các dịch vụ vận tải, giao nhận kho bãi... Ba năm sau khi gia nhập WTO, tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài sẽ tăng lên và họ có thể thiết lập các DN 100% vốn sau 5 - 7 năm. Vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý tốt, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động logistics sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, kể từ khi gia nhập WTO, Nhà nước sẽ không can thiệp để trợ giúp DN như trước nữa. DN có tồn tại và phát triển được hay không tuỳ thuộc hoàn toàn vào khả năng cạnh tranh của bản thân mình.
Chính vì vậy, trong dự thảo liên bộ đã quy định điều kiện khá cao đối với các DN kinh doanh dịch vụ logistics. Dự thảo quy định chỉ có thương nhân là DN đã có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật VN mới được kinh doanh dịch vụ logistics. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có vốn pháp định mười tỷ đồng.
Vẫn cần hình thức hỗ trợ
Giám sát cũng là một trong những biện pháp giúp dịch vụ non trẻ này tốt hơn. Dự thảo nghị định quy định, Bộ Thương mại là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc bất thường, giám sát hoạt động của DN kinh doanh dịch vụ logistics.
Thực trạng trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng của Việt Nam so với thế giới còn nhiều hạn chế. Trình độ cơ giới hoá trong bốc dỡ hàng hoá vẫn còn yếu kém, lao động phổ thông còn phổ biến... Chính vì vậy, theo một số chuyên gia, bên cạnh việc xây dựng một khung pháp lý cho dịch vụ logistics, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng là điều Chính phủ cũng nên đặc biệt quan tâm. Theo ông Vũ Xuân Phong - Tổng Thư ký Hiệp hội Giao nhận kho vận VN, VN cần hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, lập trung tâm logistics tại các vùng kinh tế trọng điểm để tập trung hàng xuất và phân phối hàng NK. Các quy định hải quan, đại lý hải quan, chứng từ XNK phải đơn giản phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, cần có cơ chế khuyến khích sử dụng tin học trong logistics. Đặc biệt cần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của một ngành dịch vụ logistics hiện đại.
Ông Nguyễn Hùng - Phó Tổng Giám đốc Cty Kho vận miền Nam (Sotrans) thì cho rằng, ngoài pháp luật VN, Các Cty logistics nhất thiết phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả pháp luật, tập quán thương mại quốc tế. Đây là điều kiện bắt buộc khi logistics hội nhập.
 

0 comments:

Đăng nhận xét

Xúc tiến thương mại

Xuất khẩu đồ gỗ 2013: Vượt thách thức để tăng trưởngXuất khẩu đồ gỗ 2013: Vượt thách thức để tăng trưởng

Năm 2013, thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với những thách thức, nhất là từ thị trường EU. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực để tăng trưở ...

Tin kinh tế

Nhu cầu vận tải hàng hóa hàng không vẫn yếu trên các tuyến châu Á – Thái Bình Dương Nhu cầu vận tải hàng hóa hàng không vẫn yếu trên các tuyến châu Á – Thái Bình Dương

 Theo các số liệu lưu thông tháng 7 từ Hiệp hội các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu vận tải hàng hóa quốc tế vẫn yếu đối với các hãng hàng không này. Theo: http://vietnamshipper.com Đối với các hãng hàng không châu Á T ...

Hãng tàu container

Lịch tàu China Shipping - update liên tụcLịch tàu China Shipping - update liên tục

Dear All our valuable customers, I would like to send you our most update sailing schedule for your checking and booking arrangement. Tks for your kind support so far and we are looking to your further and extended to our service. ...

Giao nhận vận tải quốc tế

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩuDanh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Ban hành kèm theo Nghị định số 12  /2006/NĐ-CP ngày 23  tháng 01 năm 2006 của Chính phủ)           & ...

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: toantidviko@gmail.com