2/9/13

Đề phòng lừa đảo khi xuất khẩu sang thị trường châu Phi

Email In
(InfoTV) - Châu Phi và Trung Đông được đánh giá là thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, DN xuất khẩu được khuyến cáo cần thận trọng với hợp đồng giá trị lớn, điều kiện giao dịch đơn giản.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng qua, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn ở châu Phi đều tăng mạnh. Và dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm sang thị trường này có thể đạt 700 triệu USD.


Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương khuyến cáo, khi muốn xuất khẩu sang châu Phi, Trung Đông, các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng để tránh bị lừa đảo, nhất là lừa đảo qua thương mại điện tử. Đồng thời, các doanh nghiệp nên cân nhắc khi nhận được lời đề nghị mua hàng với giá trị hợp đồng lớn, điều kiện giao dịch đơn giản.

Nhằm hạn chế những rủi ro tại các thị trường này, sau khi thiết lập quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp tại thị trường châu Phi và Trung Đông thì các doanh nghiệp Việt Nam nên nhờ cơ quan ngoại giao của Việt Nam hoặc các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra giúp, hoặc dùng công cụ thanh toán quốc tế để kiểm tra.
 
InfoTV

Xuất khẩu gạo giảm mạnh

  Theo thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo trong tháng 8 giảm 50% so với tháng 7 và 69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất khẩu gạo giảm mạnh bởi Trung Quốc đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ mùa chính khiến nhu cầu nhập khẩu chững lại.

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của nước ta đồng thời được dự báo sẽ là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2013 với con số ước tính lên tới gần 4 triệu tấn gạo.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng xuất khẩu gạo gặp khó bởi sự cạnh tranh gay gắt từ phía Ấn Độ và Thái Lan. Theo thông tin từ chuyên trang thị trường lúa gạo thế giới (Oryza) những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan liên tục hạ từ 5 – 10 USD/tấn nhằm tăng khối lượng gạo bán ra.

Hơn thế nữa, một thị trường truyền thống của gạo Việt Nam là Philippines mới đây vừa bán ra một khối lượng lớn gạo nhập lậu bị bắt giữ, điều này khiến lượng gạo nhập khẩu trong năm nay của nước này được dự báo cũng giảm mạnh.

Cũng theo thông tin từ VFA, 7 tháng đầu năm có đến 938.000 tấn gạo xuất khẩu bị hủy hợp đồng. Hai đối tác hủy hợp đồng nhiều nhất là Trung Quốc và Philippines. Nguyên nhân chủ yếu là do phía đối tác thấy giá gạo ở thời điểm giao hàng giảm so với giá ký kết nên đã tự ý hủy hợp đồng, còn về phía Philippines do không có quota nhập khẩu nên tàu không được phép cập cảng.

Đến thời điểm tháng 7, tháng 8 lại là do doanh nghiệp trong nước chủ động hủy để tránh thua lỗ do giá đầu vào nguyên liệu trong nước tăng cao.
InfoTV

Xúc tiến thương mại

Tin kinh tế

Hãng tàu container

Giao nhận vận tải quốc tế

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: toantidviko@gmail.com