31/7/13

Tháng 7, cả nước xuất siêu 200 triệu USD

 - Xuất siêu tháng 7/2013 ước khoảng 200 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 7 tháng đầu năm, cả nước ước nhập siêu khoảng 733 triệu USD, bằng 1% kim ngạch xuất khẩu.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 năm 2013 ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, tháng 7 xuất siêu 200 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục có mức tăng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp FDI vẫn xuất siêu 6,91 tỷ USD trong khi đó doanh nghiệp 100% vốn trong nước lại nhập siêu 7,65 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng 1,6% so với cùng kỳ, nhập khẩu tăng 5,2%. Mặc dù mức tăng tuy không cao nhưng cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy sản xuất, xuất khẩu bắt đầu phục hồi.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung khi hầu hết các mặt hàng đều có kim ngạch tăng. Kim ngạch của nhóm này tăng 25,8% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại di động tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 11,63 tỷ USD, tăng 87% so với cùng kỳ.

Nhóm hàng nông sản, thủy sản tháng 7 mặc dù tăng 8,9% so với tháng trước, song vẫn giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2012 do gặp nhiều bất lợi về giá và những yếu tố khách quan như sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là rau quả, hạt tiêu, nhân điều do lượng xuất khẩu tăng đã bù đắp phần nào mức giảm do giá giảm.

Cũng giảm mạnh so với cùng kỳ là xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, tuy nhiên sự giảm dần tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020.

Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013, Bộ Công Thương nhận định, mặc dù xuất siêu trong tháng 7 tiếp tục duy trì như tháng 6 khoảng 200 triệu USD cho thấy kinh tế trong nước tuy có tín hiệu phụchồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kim ngạch nhóm hàng cần nhập khẩu tiếp tục giữ mức tăng cao (14,8%), chiếm tỷ trọng 88% tổng kim ngạch nhập khẩu, là tín hiệu tốt vì nhập khẩu tăng chủ yếu ở các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Theo Thu Phương
(Công thương)

0 comments:

Đăng nhận xét

Xúc tiến thương mại

Xuất khẩu đồ gỗ 2013: Vượt thách thức để tăng trưởngXuất khẩu đồ gỗ 2013: Vượt thách thức để tăng trưởng

Năm 2013, thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với những thách thức, nhất là từ thị trường EU. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực để tăng trưở ...

Tin kinh tế

Nhu cầu vận tải hàng hóa hàng không vẫn yếu trên các tuyến châu Á – Thái Bình Dương Nhu cầu vận tải hàng hóa hàng không vẫn yếu trên các tuyến châu Á – Thái Bình Dương

 Theo các số liệu lưu thông tháng 7 từ Hiệp hội các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu vận tải hàng hóa quốc tế vẫn yếu đối với các hãng hàng không này. Theo: http://vietnamshipper.com Đối với các hãng hàng không châu Á T ...

Hãng tàu container

Lịch tàu China Shipping - update liên tụcLịch tàu China Shipping - update liên tục

Dear All our valuable customers, I would like to send you our most update sailing schedule for your checking and booking arrangement. Tks for your kind support so far and we are looking to your further and extended to our service. ...

Giao nhận vận tải quốc tế

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩuDanh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Ban hành kèm theo Nghị định số 12  /2006/NĐ-CP ngày 23  tháng 01 năm 2006 của Chính phủ)           & ...

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: toantidviko@gmail.com