Theo VCCI |
Diện tích vùng rau quả cả nước chiếm khoảng 1,5 triệu ha, thấp hơn so với diện tích cấy lúa nhưng vượt xa hơn nhiều lần so với diện tích café, hồ tiêu, cao su. Nhưng xét về hiệu quả kinh tế, giá trị xuất khẩu hàng rau quả kém hơn nhiều so với các mặt hàng kể trên. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng xuất khẩu rau quả nhiệt đới. Hiện cả nước có khoảng 60 nhà máy chế biến rau quả có công nghệ, thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng với chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường với yêu cầu cao về chất lượng và độ an toàn như Nhật, Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, công suất thực tế của các nhà máy này chỉ đạt 20- 30% do thiếu vùng nguyên liệu tập trung và các vùng nguyên liệu xa nhà máy, chi phí vận chuyển lớn. Một số nghiên cứu mới đây từ Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam, hiện sản lượng rau quả của Việt Nam đứng thứ 5 ở Châu Á, nhưng có đến 85% là tiêu thụ nội địa, số xuất khẩu qua các công đoạn chế biến chiếm 25%. Các chuyên gia cũng cho rằng, ngành rau quả cần chú trọng hơn tạo nguồn giống, bảo quản, chế biến sau thu hoạch cũng như khâu kiểm dịch và công nhận chất lượng sản phẩm giữa Việt Nam và thị trường nhập khẩu. Bênh cạnh đó, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chưa sôi động trong giai đoạn hiện nay, một phần do chi phí đầu vào tăng mạnh từ giữa năm 2010, lãi xuất ngân hàng tăng cao mà hầu hết các cơ sở sản xuất hàng rau quả quy mô nhỏ lẻ. Phần lớn khâu tổ chức xuất khẩu của các công ty kinh doanh rau quả còn yếu kém, khâu thu gom từ vùng nhiên liệu chưa được quan tâm đúng mức. Việc sản xuất và tiêu thụ rau quả của Việt Nam còn khiếm tốn so với một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Philipines. Indonesia. Trong khi đó, xuất khẩu rau quả Việt Nam dựa vào thị trường Trung Quốc mà thị trường này lại có nhiều diễn biến bất thường, thực trạng đã xảy ra nhiều bài học thất thoát về kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã rà soát quy hoạch theo hướng mỗi tỉnh chỉ tập trung 1- 2 loại cây chủ lực. Theo các chuyên gia nước ngoài, ngoài các yếu tố thuận lợi về thỗ nhưỡng, Việt Nam cần chuyên nghiệp hoá hơn nữa vào các quy trình nuôi dưỡng, thu hoạch và chế biến mặt hàng rau quả. Ngoài ra, để ngành hành này phát triển cũng cần có sự chung tay vào cuộc của các cơ quan chức năng liên quan. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp tổng hợp như ưu đãi đối với các dự án chuyển dịch cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu theo hướng tỉ trọng hàng công nghiệp chế biến, nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, đổi mới và chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản rau quả xuất khẩu, xây dựng các vùng chuyên canh rau quả tập trung, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực rau quả, quảng bá thương hiệu hàng nông sản Quốc gia. Cùng với đó, các cơ quan nên khuyến cáo tới nhà nông để thực hiện thành công các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như: VietGAP( tiêu chuẩn Việt Nam ) Global GAP (tiêu chuẩn quốc tế ) để mặt hàng rau quả của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu cao hơn. Thanh Nga |
0 comments:
Đăng nhận xét