17/1/13

Nhật Bản – thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam

  

 Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2012, với tốc độ tăng 21% và dự báo con số này sẽ còn tăng mạnh trong năm nay.
Năm 2012, Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế do hậu quả động đất - sóng thần và đặc biệt tác động từ một nền kinh tế xuất siêu chuyển sang phải nhập siêu.
Tham tán thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Nguyễn Trung Dũng cho biết, tuy vậy, năm 2012 quan hệ kinh tế Việt - Nhật vẫn tiếp tục ghi nhận những kết quả tăng trưởng mạnh mẽ trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược song phương. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật vào VN vươn lên hàng đầu. Thương mại song phương tiếp tục tăng với kim ngạch đạt trên 25 tỉ USD so với 21 tỉ USD năm 2011, hay vượt hơn 18%. Trong đó, xuất khẩu VN vào Nhật tăng 21%, cao hơn tỉ lệ tăng toàn bộ kim ngạch, đạt giá trị 13 tỉ USD và VN tiếp tục xuất siêu trong thương mại với Nhật Bản. Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam 11 tháng năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 11,9 tỷ USD, tăng 24,57% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11/2012 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,1 tỷ USD , tăng 10,05% so với tháng 11/2011.
Một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng xuất khẩu nói trên là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã được cải thiện. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống như may mặc, thủy sản, hàng nhựa, đồ gỗ gia dụng, giày dép các loại, hàng thủ công mỹ nghệ..., nhiều mặt hàng cơ khí, thiết bị điện, dây điện và cáp điện, đến những mặt hàng nông sản như thanh long, hoa cắt cành, gạo, gia vị... cũng đã vào hoặc bắt đầu vào thị trường Nhật với nhịp độ tăng nhanh.
Dự báo năm 2013, quan hệ thương mại song phương Việt - Nhật sẽ tiếp tục tăng 19-20% và tổng kim ngạch có thể trên 30 tỉ USD, trong đó xuất khẩu sẽ tăng khoảng 20%, đạt trên 15 tỉ USD.
Xuất khẩu của VN vào Nhật mới chiếm 1,8% toàn bộ nhập khẩu của Nhật. Với đà phát triển quan hệ kinh tế cũng như thương mại song phương hiện nay, VN còn nhiều mặt hàng tiềm năng có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật, trước hết là nông sản như: trái cây, tôm đông lạnh, hải sản chế biến, gạo và cả hàng cơ khí. Ngay cả những mặt hàng xuất khẩu truyền thống lâu nay như dệt may, đồ gỗ... nếu các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, chăm chút mẫu mã, cũng như tập trung quảng bá thì hoàn toàn có thể gia tăng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu trở lại mặt hàng gạo vào Nhật Bản. Năm 2012, Nhật Bản vẫn giữ chính sách sản xuất gạo đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên Nhật vẫn nhập khẩu gạo hằng năm để phục vụ cho việc sản xuất những mặt hàng khác như làm thức ăn chăn nuôi, làm bột nguyên liệu cho chế biến thực phẩm, công nghiệp sinh hóa... Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu gạo của Nhật khoảng 520 triệu USD, chủ yếu từ Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ và một phần từ VN.
Hiện nay, ở Nhật Bản lao động nông nghiệp ngày càng sụt giảm và sản lượng nông nghiệp cũng theo đó ngày càng nhỏ đi trong cơ cấu GDP của Nhật, từ gần 13% năm 1960 hiện chỉ còn hơn 1% năm 2011. Do vậy, tỉ lệ đảm bảo tự cấp lương thực ở Nhật cũng giảm mạnh trong nhiều năm qua. Điều đó đặt ra xu hướng và nhu cầu Nhật cần tăng nhập khẩu nông sản nói chung, trong đó có gạo.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo của VN sang Nhật đạt 20 triệu USD, như vậy mới chỉ chiếm 4% toàn bộ lượng gạo nhập khẩu của Nhật trong năm. Song đây là điều đáng mừng vì sau nhiều năm gạo của ta đã bắt đầu quay lại thị trường Nhật. Gần đây, Nhật đã nới lỏng hơn một số tiêu chí về dư lượng kháng sinh đối với gạo và chất lượng gạo của VN đã cải thiện nhiều hơn. Do vậy khả năng tăng xuất khẩu gạo vào Nhật trong năm nay và những năm tiếp theo là một hiện thực.
Một trong những thế mạnh của các doanh nghiệp VN là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản... Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn cho nông sản, thủy sản xuất khẩu của VN. Riêng thủy sản, năm 2012 ta đã xuất trên 1 tỉ USD vào Nhật, gồm tôm, hải sản đông lạnh, cá ngừ... Để tăng xuất khẩu, không chỉ chờ Nhật xem xét nới lỏng mà cần chủ động thúc đẩy hợp tác song phương trong vấn đề này, trong đó gồm cả hợp tác sản xuất, chế biến và kiểm dịch.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng kháng sinh đang được cả hai bên quan tâm và tháo gỡ. Bộ NN&PTNT VN và Bộ Y tế, Phúc lợi xã hội của Nhật đang triển khai các chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của nhau, trước hết là những mặt hàng ta có tiềm năng và thế mạnh như thủy sản, rau quả... Một số máy chiếu xạ đã được sử dụng giữa một số doanh nghiệp hai nước để kiểm dịch quả thanh long là một thí dụ. Từ đầu năm 2012, VN và Nhật đã hợp tác thành lập trung tâm kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng hàng nông lâm thủy sản. Đây sẽ là một mô hình hiệu quả để đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm, một vấn đề mấu chốt để hàng nông sản VN tăng nhanh vào thị trường Nhật.
 Để hàng VN có thể bám rễ sâu, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, các doanh nghiệp cần có cách xúc tiến thương mại và bán hàng cần cải tiến để phù hợp với tình hình và sự phát triển mới. Bên cạnh triển khai hệ thống đại lý, chúng ta cần tiếp cận trực tiếp, bán hàng thẳng vào các hệ thống bán lẻ, có mạng lưới rộng như hệ thống siêu thị AEON, Tokyuhand... Để thuyết phục được các hệ thống này, doanh nghiệp VN cần cải tiến cách quản lý, mở rộng hợp tác hay liên doanh sản xuất, kinh doanh để đảm bảo có nguồn hàng và chất lượng ổn định, số lượng lớn, đảm bảo đúng thời gian cung ứng.
Đến nay, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế chủ chốt như Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA), Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Nhật Bản... và xúc tiến nhiều sáng kiến chung tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh doanh Việt - Nhật. Cuối năm 2011, những triển khai cuối cùng của VJEPA về di chuyển thể nhân cũng đã được hoàn tất. Đây là những hành lang pháp lý và cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 11 tháng 2012
ĐVT: USD
 
KNXK T11/2012
KNXK 11T/2012
KNXK 11T/2011
% +/- KN so T11/2011
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng kim ngạch
1.138.977.084
11.953.485.988
9.596.067.168
10,05
24,57
Dầu thô
209.303.667
2.294.898.438
1.356.824.201
48,40
69,14
hàng dệt, may
173.615.301
1.794.844.453
1.536.312.442
11,30
16,83
Phương tiện vận tải và phụ tùng
147.255.043
1.543.076.718
473.033.624
292,77
226,21
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
106.892.719
1.129.683.808
897.934.613
7,10
25,81
Hàng thủy sản
106.100.116
1.001.622.252
908.582.114
-10,01
10,24
gỗ và sản phẩm gỗ
64.053.562
607.169.810
531.640.098
15,25
14,21
sản phẩm từ chất dẻo
34.138.382
330.699.080
263.054.061
16,89
25,72
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
30.058.801
316.993.043
350.827.179
-25,48
-9,64
giày dép các loại
28.251.227
299.437.508
224.951.494
18,29
33,11
Dây điện và dây cáp điện
13.555.172
169.663.899
854.669.138
-86,70
-80,15
cà phê
7.671.748
160.474.403
114.679.348
-0,85
39,93
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
16.329.325
157.513.496
125.641.770
34,66
25,37
Than đá
10.906.047
156.219.043
254.206.393
-62,13
-38,55
hóa chất
16.747.381
143.324.903
47.328.084
201,71
202,83
sản phẩm từ sắt thép
13.578.228
143.258.755
112.309.142
1,93
27,56
sản phẩm hóa chất
13.472.583
131.499.554
113.151.294
4,42
16,22
Kim loại thường và sản phẩm
11.297.228
87.791.538
69.175.249
87,93
26,91
Điện thoại các loại và linh kiện
1.876.108
79.591.552
86.081.828
-85,89
-7,54
giấy và các sản phẩm từ giấy
7.794.947
74.643.243
63.211.822
14,15
18,08
sản phẩm gốm, sứ
6.282.144
61.062.895
47.041.400
34,84
29,81
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
5.498.090
59.378.701
36.965.970
57,87
60,63
sản phẩm từ cao su
5.140.627
53.139.406
65.394.265
-28,04
-18,74
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
2.491.977
52.872.803
43.969.622
-56,44
20,25
Hàng rau quả
4.888.196
49.860.244
42.630.943
21,67
16,96
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
4.736.722
37.036.920
35.186.225
4,49
5,26
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
2.980.599
31.944.434
25.880.336
11,88
23,43
Xăng dầu các loại
59.700
31.234.937
679.838
86,43
4,494,47
cao su
3.274.569
29.490.885
45.420.548
-47,96
-35,07
Quặng và khoáng sản khác
2.333.400
27.087.499
12.923.583
30,78
109,60
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
2.800.135
26.166.096
26.198.601
-18,66
-0,12
Xơ sợi dệt các loại
2.526.366
23.454.317
25.722.616
43,43
-8,82
chất dẻo nguyên liệu
1.131.965
15.632.888
25.956.763
-34,22
-39,77
hạt tiêu
1.864.283
12.648.441
12.316.059
46,79
2,70
Hạt điều
849.506
8.358.961
7.617.234
-2,99
9,74
sắt thép các loại
845.364
5.850.704
7.775.478
-22,47
-24,75
sắn và các sản phẩm từ sắn
306.000
3.595.429
3.782.256
-32,33
-4,94
 

0 comments:

Đăng nhận xét

Xúc tiến thương mại

Tin kinh tế

Hãng tàu container

Giao nhận vận tải quốc tế

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: toantidviko@gmail.com