7/9/11

Phí vận chuyển tầu biển liên tục tăng: DN Việt mất quyền lựa chọn

DN VN đang bị tăng giá vô tội vạ đối với các loại phí- phụ phí vận chuyển container (cont) đường biển. Tuy nhiên, không thể giải quyết được “vấn nạn” này, khi DN Việt không được... chọn hãng vận chuyển.
Tại VN, các DN hàng hóa phải trả cả... phí chiến tranh và phụ phí ách tắc cảng
Hơn thế, các hãng tàu của VN cũng không thể chuyên chở hàng quốc tế dù năng lực tốt và chi phí thấp hơn nhiều hãng vận tải nước ngoài.




Nhiều khoản phí... trời ơi


 Ông Nguyễn Đức Thanh- Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều VN (Vinacas) cho biết từ tháng 5/2011 đến nay, các hãng tàu nước ngoài đồng loạt tăng các loại phí, phụ phí vận chuyển container (cont) bằng tàu biển trung bình thêm khoảng 50%, làm tổng phí- phụ phí trung bình tăng lên từ 150- 200 USD/cont 20 feed tiêu chuẩn (TEU). Cụ thể với rất nhiều các loại phụ phí mới được áp dụng như phụ phí xăng dầu (EBS), phí đảm bảo container (EMS), phí truyền dữ liệu (Telex), phí sửa chữa vệ sinh cont, phí lưu cont, phí chuyển vỏ rỗng (CISD)... Nhiều loại phụ phí cũ như phí chứng từ (D/O), phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC), phí seal... cũng tăng giá. Bên cạnh đó một số hãng tàu thông báo sẽ thu thêm các loại phí mới như: EBS cho hàng đi châu Á, ENS cho hàng đi châu Âu, phí TELEX...



 Không chỉ có vậy, một số hãng đã thu thêm phụ phí chuyển vỏ rỗng CISD với mức 30 USD/ cont kể từ tháng 6/ 2011. Đây là loại phí rất vô lý bởi việc đảm bảo tải trọng hài hòa 2 chiều là chuyện của hãng tàu, để bảo đảm doanh thu thì nhà vận chuyển phải tìm kiếm nguồn hàng chứ không thể cứ thu phí để bù vào việc chuyên chở vỏ.


 Ông Nguyễn Công Thanh- Phó GĐ Cty TNHH Tân Hòa chuyên về XNK nông sản bức xúc nhất với khoản phí đảm bảo container (EMS). Khi DN Việt nhận hàng thì không thể nhìn thấy bên trong tình trạng thế nào, nhưng khi trả cont thì rất dễ bị kết luận là cont bị thủng đáy, móp méo... và buộc trách nhiệm các DN Việt phải trả phí sửa chữa. Ông Nguyễn Công Đạt - Trưởng Phòng XNK Cty TNHH Tân Hòa (chuyên chế biến XNK hạt điều) khẳng định, hiện vận chuyển hàng hóa bằng cont ra nước ngoài thu lãi rất cao, khoản tiền lớn nhất là tiền cước vận chuyển, luôn từ 1.500 USD đến 3000 USD/TEU. Ông Đạt cũng cho rằng, việc để nước ngoài nắm quyền chọn hãng tàu cũng là thiệt thòi đối với các hãng tàu VN bởi dù có khả năng cũng khó có cơ hội nhận được hàng vận chuyển, nếu không được DN nước ngoài hỗ trợ.


Vì sao phải chịu thiệt thòi ?


 Vì sao DN Việt lại chấp nhận việc tăng giá nêu trên mà không thể chọn hãng vận chuyển khác có phí thấp hơn, hoặc “người Việt dùng hàng Việt”, một cán bộ XNK của Cty TNHH Tân An (tỉnh Long An) chuyên về XNK nông sản cho biết: Luật bất thành văn khi vận chuyển container tại VN ra nước ngoài là đối tác nước ngoài có toàn quyền chọn hãng tàu vận chuyển, và họ chọn quyền trả cước vận chuyển thay đổi tùy theo tuyến đường dài hay ngắn. DN VN phải trả các khoản phí và phụ phí, rất phức tạp, thậm chí có cả phụ phí chiến tranh, phụ phí ách tắc cảng (khoảng năm 2008 đã áp dụng tại VN).


 Ngoài ra các hãng tàu và các đối tác nước ngoài luôn nắm đằng chuôi. Ví dụ: Nếu DN Việt không trả tiền hư hỏng cont thì họ sẽ trừ hoàn toàn bằng tiền đặt cọc cont trước đó (600 ngàn đồng- 1 triệu đồng /TEU). Khi trao đổi về việc ai là người quyết định tình trạng cont để buộc DN trả tiền sửa chữa, vị cán bộ nêu trên cho biết: Khi trả cont, nhân viên bốc dỡ luôn muốn làm nhanh nên sẽ dễ dàng chấp nhận ký vào biên bản nhận xét tình trạng container do nhân viên hãng tàu đưa ra, bởi ký hay không ký không quan trọng đối với họ


 Vừa qua, Hiệp hội chủ hàng VN và các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực đàm phán để Hiệp hội chủ tàu châu Á (IADA) đồng ý tách phí xếp dỡ container THC (120- 130 USD/cont) ra khỏi phí vận chuyển đường biển. Tuy nhiên, theo nhiều DN, phí THC chỉ là một trong hàng trăm các loại phí và phụ phí mà bất cứ lúc nào các hãng tàu nước ngoài cũng có thể áp dụng. Do vậy, một quan hệ công bằng giữa DN VN với hãng tàu, với đối tác là giải pháp căn cơ không chỉ đối với vấn đề phí và phụ phí mà còn đối với các vấn đề khác. Điều này nằm ngoài khả năng của các DN Việt.
Khắc Dũng
 __________________

0 comments:

Đăng nhận xét

Xúc tiến thương mại

Xuất khẩu đồ gỗ 2013: Vượt thách thức để tăng trưởngXuất khẩu đồ gỗ 2013: Vượt thách thức để tăng trưởng

Năm 2013, thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với những thách thức, nhất là từ thị trường EU. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực để tăng trưở ...

Tin kinh tế

Nhu cầu vận tải hàng hóa hàng không vẫn yếu trên các tuyến châu Á – Thái Bình Dương Nhu cầu vận tải hàng hóa hàng không vẫn yếu trên các tuyến châu Á – Thái Bình Dương

 Theo các số liệu lưu thông tháng 7 từ Hiệp hội các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu vận tải hàng hóa quốc tế vẫn yếu đối với các hãng hàng không này. Theo: http://vietnamshipper.com Đối với các hãng hàng không châu Á T ...

Hãng tàu container

Lịch tàu China Shipping - update liên tụcLịch tàu China Shipping - update liên tục

Dear All our valuable customers, I would like to send you our most update sailing schedule for your checking and booking arrangement. Tks for your kind support so far and we are looking to your further and extended to our service. ...

Giao nhận vận tải quốc tế

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩuDanh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Ban hành kèm theo Nghị định số 12  /2006/NĐ-CP ngày 23  tháng 01 năm 2006 của Chính phủ)           & ...

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: toantidviko@gmail.com